Trong giả khảo cổ học và chủ nghĩa thần bí dân tộc Arkaim

Kể từ khi phát hiện ra, Arkaim đã thu hút sự chú ý và quan tâm của cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng tại Nga, với một khoảng rộng các tầng lớp dân cư, bao gồm cả các tổ chức thần bí, Kỷ nguyên Mới và giả khoa học. Người ta cho rằng nó là di chỉ khảo cổ bí ẩn nhất trên lãnh thổ Nga, và giống như với nhiều phát hiện khảo cổ khác, nhiều diễn giải mâu thuẫn nhau đã được đặt ra.

Thành phố Chữ Vạn

Nhằm làm cho người ta biết tới, những người khám phá đầu tiên đã miêu tả Arkaim như là "thành phố Chữ Vạn", "thành phố Mandala" hay "kinh đô cổ đại của văn minh Arya sơ kỳ, như được miêu tả trong Avestakinh Vệ Đà". Miêu tả chữ vạn là nói tới sơ đồ mặt bằng sàn của di chỉ, mà (với một số tưởng tượng) có thể xuất hiện như hình Chữ Vạn, mặc dù với các nhánh thuôn tròn (tương tự như lauburu) gắn với vòng tròn trung tâm thay vì là hình chữ thập.

Đài thiên văn

Sự tương tự về vĩ độ, niên đại và kích thước đã làm cho một số nhà thiên văn khảo cổ học, như Bystrushkin (2003), có sự so sánh Arkaim với Stonehenge tại Anh. Theo tuyên bố của họ, đài thiên văn thời đại đồ đá mới tại Stonehenge cho phép có thể quan sát 15 hiện tượng thiên văn sử dụng 22 yếu tố, trong khi đài thiên văn đương thời tại Arkaim cho phép quan sát 18 hiện tượng thiên văn sử dụng 30 yếu tố. Độ chính xác các phép đo tại Stonehenge được ước tính là 10 phút cung tới 1 độ cung, trong khi tại Arkaim là 1 phút cung. Độ chính xác trong các quan sát thiên văn như vậy đã không được lặp lại cho mãi tới khi có sự biên soạn Almagest của Ptolemy khoảng 1800 năm sau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc diễn giải Stonehenge cũng như Arkaim là các đài thiên văn nói chung chưa được công nhận rộng khắp.